Xác định nhu cầu sử dụng
Bạn cần xác định mua chuột không dây đáp ứng nhu cầu gì, để từ đó xem xét nên chọn thiết bị có những tính năng cơ bản hay nâng cao, tốc độ đáp ứng ở mức nào, thiết kế bản to hay nhỏ gọn trong lòng bàn tay… Điều này sẽ phần nào ảnh hưởng đến thương hiệu cũng như giá thành của chuột đấy!
Nếu bạn làm thiêng về mảng đồ họa, thiết kế sẽ cần một loại chuột khác với những công việc nhẹ nhàng hơn
Cấu tạo của chuột không dây
Tương tự loại có dây, chuột không dây cũng được trang bị nút bấm phải/trái và ở giữa là bánh xe lăn có chức năng cuộn lên xuống. Ngoài ra, ở các sản phẩm cao cấp còn có thêm nút Forward, Backward và bánh xe nghiêng với chức năng cuộn sang ngang. Điểm khác biệt giữa hai loại này chính là khả năng kết nối với laptop.
Chuột không dây cũng có những bộ phận tương tự như loại chuột có dây
Cơ chế hoạt động
Chuột không dây hoạt động dựa trên cảm ứng quang học và lazer:
– Quang học: một đèn chiếu và một camera mini được trang bị trên loại chuột này. Ánh sáng đèn sẽ chiếu xuống bề mặt đặt chuột trong quá trình di chuột. Lúc này, nhiệm vụ của camera mini chính là chụp các bức ảnh để xác định hướng di chuyển của chuột.
Chuột không dây quang học sẽ xuất hiện ánh sáng khi hoạt động
– Lazer: chuột lazer cũng có cơ chế hoạt động tương tự như chuột quang nhưng không dựa vào đèn chiếu mà dựa vào ánh sáng hồng ngoại, mắt thường thì sẽ không thấy được loại ánh sáng này.
Chuột không dây lazer phát ra ánh sáng không thể nhận thấy bằng mắt thường
Kiểu kết nối
Chuột không dây sử dụng 3 kiểu kết nối sau:
– Sóng RF: đây là kiểu kết nối phổ biến nhất trên thị trường, được tạo thành bởi 2 bộ phận: 1 con chuột và 1 đầu USB Receiver với nhiệm vụ thu sóng được gắn vào laptop.
– Bluetooth: kiểu kết nối không dây này ngày càng được ưa chuộng nhờ sự tiện lợi và khả năng trao đổi dữ liệu qua lại giữa các thiết bị di động.
– RFID: kết nối này chỉ xuất hiện trên những con chuột không dây thuộc hãng A4Tech, hoạt động dựa vào trường điện từ giữa chuột và bàn di chuột.
Giá thành
Thị trường chuột không dây ngày nay rất đa dạng về giá cả, từ vài trăm ngàn cho đến hàng triệu. Tuy nhiên, để vừa tầm từ kinh tế cho tới nhu cầu sử dụng, tốt nhất bạn nên chọn chuột với mức giá nằm trong khoảng 300 – 500.000 đồng.
Kiểu dáng và kích thước
Bạn cần cầm nắm thử chuột không dây xem thử có vừa tay, chắc chắn hay không để rồi lựa chọn chuột với kích thước phù hợp nhất.
Nên chọn loại chuột không dây vừa tay thay vì quá to hay quá nhỏ để tránh không phù hợp khi sử dụng
Chẳng hạn như đối với nam giới, game thủ hay thiết kế đồ họa thì những loại chuột mạnh mẽ, tạo cảm giác chắc tay khi cầm và đặc biệt là có đèn quang học nhiều màu sắc sẽ phù hợp hơn. Với nữ thì những loại chuột có trọng lượng nhẹ, kích thước nhỏ gọn sẽ được yêu thích.
Độ nhạy, độ phân giải
Sau khi đã xét xong về thiết kế, bạn cần quan tâm đến độ nhạy và độ phân giải. Đây là những yếu tố cực kỳ quan trọng để đánh giá chất lượng chuột không dây có tốt hay không, đặc biệt là những ngành đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác như thiết kế đồ họa, hay game thủ.
Lựa chọn tối ưu nhất là độ nhạy rơi vào khoảng từ 1000 DPI trở lên
Thời lượng pin
Chuột không dây cần sử dụng pin để hoạt động. Do đó nếu lựa chọn thiết bị có thời lượng pin thấp sẽ gây ra sự khó chịu và tốn kém vì phải thay pin liên tục.
Bạn nên chọn loại chuột sử dụng thời lượng pin lên đến vài tháng để tránh bất tiện
Các nút hỗ trợ
Bên cạnh các nút như trái, phải, lăn chuột, một số con chuột không dây còn được hỗ trợ nhiều nút tiện lợi khác. Bạn cần dựa vào nhu cầu sử dụng để lựa chọn loại có số lượng nút bấm phù hợp.